Cách dùng thuốc clorpheniramin 4mg

0
42

Clorpheniramin là thuốc kháng histamin chống dị ứng, thường được dùng trong điều trị các bệnh như: viêm mũi dị ứng, mày đay, viêm mũi vận mạch, viêm kết mạc, phù Quincke, dị ứng thuốc hoặc thức ăn, côn trùng đốt, ngứa.
Thuốc clorpheniramin là thuốc bổ trợ trong điều trị cấp cứu sốc phản vệ và phù mạch.

Chỉ định thuốc clorpheniramin 4

Viêm mũi dị ứng mùa và quanh năm.
Một số triệu chứng dị ứng khác: viêm da, viêm kết mạc dị ứng, phù mạch, dị ứng thức ăn, phản ứng huyết thanh, côn trùng đốt, ngứa ở người bệnh bị sởi hoặc thuỷ đậu.

Chống chỉ định thuốc Clorpheniramin 4

  • Quá mẫn cảm với clorpheniramin hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Người bệnh đang cơn hen cấp.
  • Người bệnh có triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt.
  • Glaucom góc hẹp.
  • Tắc cổ bàng quang.
  • Loét dạ dày chít, tắc môn vị – tá tràng.
  • Người cho con bú, trẻ sơ sinh và trẻ đẻ thiếu tháng.
  • Người bệnh dùng thuốc monoamin oxidase trong khoảng 14 ngày, tính đến thời điểm điều trị bằng clorpheniramin vì tính chất chống tiết acetylcholin của clorpheniramin bị tăng lên bởi các chất ức chế IMAO.

Cách dùng thuốc clorpheniramin 4mg

Thận trọng lúc dùng thuốc Clorpheniramin 4

Clorpheniramin có thể làm gây nên bí tiểu tiện do tác dụng phụ chống tiết acetylcholin của thuốc, đặc biệt ở người bị phì đại tuyến tiền liệt, tắc môn vị tá trang, tắc đường liệu và làm trầm trọng thêm ở người bệnh nhược cơ.
Khi uống rượu và khi dùng đồng thời với các thuốc an thần khác thì tác dụng an thần của thuốc tăng lên.
Có nguy cơ biến chứng đường hô hấp, suy giảm hô hấp và ngừng thở, điều đó có thể gây rắc rối ở người bệnh tắc nghẽn phổi hay ở trẻ em nhỏ. Phải thận trọng khi có bệnh phổi mạn tính, thở ngắn hoặc khó thở.
Ở những người bệnh điều trị thời gian dài có nguy cơ bị sâu răng, do tác dụng chống tiết acetylcholin, gây khô miệng.
Thuốc có thể gây ngủ gà, chóng mặt, hoa mắt, nhìn mờ và suy giảm tâm thần vận động trong một số người bệnh và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng lái xe hoặc vận hành máy. Cần tránh dùng cho người đang lái xe hoặc điều khiển máy móc.
Tránh dùng cho người bệnh bị tăng nhãn áp như bị glaucom.
Dùng thuốc thận trọng với người cao tuổi (>60 tuổi) vì những người này thường tăng nhạy cảm với tác dụng chống tiết acetylcholin.
Không nên dùng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú.

Tương tác thuốc Clorpheniramin 4

Ethanol hoặc các thuốc an thần gây ngủ có thể tăng tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương của clorpheniramin.
Clorpheniramin ức chế chuyển hoá phenytoin và có thể dẫn đến ngộ độc phenytoin.
Tác dụng phụ thuốc Clorpheniramin 4:
Tác dụng an thần rất khác nhau từ chóng mặt và khô miệng xảy ra khi điều trị ngắt quãng.
Thường gặp: ngủ gà, an thần, khô miệng.
Hiếm gặp: chóng mặt, buồn nôn.
Tác dụng phụ khi tiêm thuốc: có cảm giác như bị đốt hoặc rát bỏng nơi bị tiêm, bị kim châm, tiêm tĩnh mạch nhanh có thể gây hạ huyết áp nhất thời hoặc khi kích thích thần kinh trung ương.
Cách dùng thuốc clorpheniramin 4mg

Liều lượng thuốc Clorpheniramin 4

Viêm mũi dị ứng:
– Người lớn: uống 4 mg lúc đi ngủ, sau tăng từ từ trong 10 ngày đến 24 mg/ngày, nếu dung nạp được, chia làm 2 lần, cho đến cuối mùa.
– Trẻ em (2 – 6 tuổi: uống 1 mg, 4 – 6 giờ một lần, dùng đến 6 mg/ngày.
– Trẻ em 6 – 12 tuổi: ban đầu uống 2 mg lúc đi ngủ, sau tăng dần dần trong 10 ngày, lên đến 12 mg/ngày, nếu dung nạp được, chia 1 – 2 lần, dùng cho đến hết mùa.
Phản ứng dị ứng cấp: 12 mg, chia 1 -2 lần uống.
Phản ứng dị ứng không biến chứng: 5 – 20 mg, tiêm dưới da, bắp hoặc tĩnh mạch.
Điều trị hỗ trợ trong sốc phản vệ: 10 – 20 mg, tiêm tĩnh mạch.
Phản ứng dị ứng với truyền máu hoặc huyết tương: 10 – 20 mg, đến tối đa 40 mg/ngày, tiêm dưới da, tiêm bắp hoặc tĩnh mạch.
Người cao tuổi: dùng 4 mg, chia 2 lần/ngày, thời gian tác dụng có thể tới 36 giờ hoặc hơn, thậm chí cả khi nồng độ thuốc trong huyết thanh thấp.

Quá liều thuốc Clorpheniramin 4

Những dấu hiệu quá liều như an thần, kích thích nghịch thường hệ thần kinh trung ương, cơn động kinh, ngừng thở, co giật và truỵ tim mạch, loạn nhịp.
Điều trị triệu chứng và hỗ trợ chức năng sống, cần chú ý đặc biệt đến chức năng gan, thận, hô hấp, tim và cân bằng nước, điện giải.
Rửa dạ dày hoặc gây nôn bằng siro ipecacuanha. Sau đó, cho dùng than hoạt và thuốc tẩy để hạn chế hấp thu.
Khi gặp hạ huyết áp và loạn nhịp, cần được điều trị tích cực. Có thể điều trị co giật bằng tiêm tĩnh mạch diazepam hoặc phenytoin. Có thể phải truyền máu trong những ca nặng.
Lưu ý: Thông tin mang tính chất tham khảo, bạn đọc nên đọc kỹ trước khi sử dụng

Rate this post