Trẻ sơ sinh ngủ li bì khó đánh thức có nguy hiểm không

0
29

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít khiến rất nhiều bà mẹ trẻ đứng ngồi không yên vì lo lắng. Vậy, trẻ sơ sinh ngủ li bì khó đánh thức có nguy hiểm không? Hãy tham khảo ngay bài viết này nếu bạn cũng đang tìm hiểu nhé.


Xem thêm bài viết:


A

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không?

Trong suốt khoảng 6 tháng đầu đời, trẻ sơ sinh chỉ ăn và ngủ. Nếu ăn giúp bổ sung dinh dưỡng, giấc ngủ lại đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ.
Mẹ có biết, trẻ vẫn sẽ tiếp tục lớn dần lên trong lúc ngủ?
Theo các chuyên gia, não trẻ sẽ tiết ra nhiều hormone tăng trưởng trong lúc ngủ, nhờ vậy giúp bé cưng phát triển chiều cao tối ưu.
Không chỉ vậy đâu mẹ nhé! Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra tác dụng tích cực của giấc ngủ đối với sự phát triển não bộ.
So với trẻ ngủ ít, hoặc bé ngủ không sâu, khi bé ngủ đủ giấc não bộ sẽ phát triển nhanh và khỏe hơn. Đặc biệt, sự phát triển của hệ thần kinh trung ương cũng đảm bảo khi bé được ngủ nhiều.
Với các bé ngủ nhiều, tinh thần sẽ được thư giãn nhiều hơn. Vì vậy, mẹ sẽ thấy bé cưng vui vẻ và ít khóc lóc hơn. Ngoài ra, giấc ngủ cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch ở trẻ, giúp ngăn ngừa các bệnh cảm cúm, nhiễm khuẩn ở trẻ.
Trẻ sơ sinh có thể ngủ từ 16-18 tiếng/ ngày. Quãng thời gian này có thể là quá nhiều với người lớn, nhưng thực tế lại rất bình thường với nhu cầu ăn ngủ của trẻ.
Vì vậy, mẹ không cần quá lo nếu thấy trẻ sơ sinh ngủ nhiều. Khi đói, bé sẽ tự động thức dậy đòi bú. Thông thường, bé bú mẹ hoàn toàn sẽ cần bú sau mỗi 2-3 tiếng.
Với những bé uống sữa công thức, khoảng cách giữa các cữ bú có thể lâu hơn.
B

Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh dành phần lớn thời gian trong ngày của mình để ngủ. Tổng thời gian ngủ trung bình của các bé là khoảng 16-18 tiếng mỗi ngày.
Với trẻ vừa mới sinh ra, một số có thể ngủ 22 giờ/ ngày, điều này là bình thường nếu nó chỉ thỉnh thoảng xảy ra. Tuy nhiên, giấc ngủ của trẻ sơ sinh khá thất thường và chu kì giấc ngủ rất ngắn.
Trước 3 tháng, trẻ sẽ ngủ từ 2-4 giờ mỗi giấc, đôi khi ít hơn hoặc nhiều hơn. Phải mất ít nhất 6 tháng trẻ mới thiết lập được đồng hồ sinh học của chính mình, tức là trẻ ngủ đúng giờ, đúng giấc hơn.
Sau 6 tháng, trẻ sẽ ngủ tổng thời gian là 12-14 giờ/ ngày. Giấc dài ban đêm từ 6-8 tiếng, giấc ngắn là từ 1-2 tiếng hoặc hơn.
Nguyên nhân là do :

  • Trẻ sơ sinh đã quen với việc ngủ trong bụng mẹ và chưa quen với thế giới bên ngoài.
  • Trẻ sơ sinh có dạ dày nhỏ, dễ bị lấp đầy, nhanh no, từ đó dễ buồn ngủ. Khi hoạt động gì đó, cũng sẽ nhanh hết năng lượng, mau đói, dễ mệt, dễ buồn ngủ.
  • Trẻ mới sinh, chưa biết đi, hay phải nằm, từ đó kích thích việc ngủ.
  • Giấc ngủ giúp trẻ mau chóng hồi phục khi bị ốm hoặc bị bệnh.
  • Các em bé dễ dàng bị ru ngủ bởi giọng nói nhẹ nhàng và sự bao bọc của mẹ.
  • Mọi yếu tố dù là nhỏ nhất như : ánh sáng, nhiệt độ, bệnh tật, thức ăn,…cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ của các bé.

C

Vì sao trẻ sơ sinh ngủ li bì

Như đã biết, trẻ sơ sinh có mô hình giấc ngủ khá thất thường, có lúc ngủ rất ít, có lúc lại ngủ rất nhiều.
Một số ít trẻ sơ sinh bẩm sinh ngủ nhiều hơn so bình thường. Nếu trẻ ngủ nhiều nhưng vẫn lên cân tốt thì bạn không cần quá lo lắng.
Nhưng nếu trẻ ngủ quá nhiều, khó đánh thức dậy, ngủ li bì, kém ăn thì bạn cần cẩn trọng.
D

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh ngủ li bì 

  • Hay ngủ những giấc ngủ dài trong ngày, đặc biệt là sau 6 tháng.
  • Tổng thời gian ngủ trong ngày nhiều hơn so bình thường.
  • Hơi thở yếu hoặc khó thở khi ngủ.
  • Dễ buồn ngủ, mắt lờ đờ, không tỉnh táo, chậm chạp trong mọi hoạt động.
  • Trẻ dường như không có năng lượng, kém vui tươi.
  • Không chú ý hoặc thờ ơ trước các kích thích như âm thanh, ánh sáng.
  • Khó đánh thức.

E

2 nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ngủ li bì bỏ bú

1

Dấu hiệu bình thường

#

Thay đổi thói quen ngủ

Nếu trẻ bỏ lỡ giấc ngủ ngắn trong ngày thì vào ban đêm, bé thường ngủ sớm và ngủ nhiều hơn.
Hoặc nếu trẻ ngủ với tư thế không đúng thường xuyên sẽ gây áp lực lên tim, phổi và các bộ phận khác. Làm cho trẻ khó tiếp nhận oxy hơn, khó thở hơn; tăng nguy cơ SIDS.
#

Hoạt động quá mức

Nếu ban ngày trẻ sơ sinh vui chơi quá mức, có thể khiến bé mệt mỏi, mất sức, bé dễ rơi vào giấc ngủ, thậm chí ngủ quên cả đói.
#

Huyết áp thấp

Một số trẻ bẩm sinh đã bị huyết áp thấp từ nhỏ, thường là do di truyền. Nó gây ra chóng mặt, dễ buồn ngủ và xu hướng ngủ nhiều.
#

Tác dụng phụ khi điều trị y tế

Thuốc nhỏ mắt Apraclonidine dùng để chẩn đoán hội chứng Horner có thể gây hôn mê nặng ở trẻ.
Nếu trẻ phải cắt bao quy đầu từ sớm, cũng có thể khiến bé ngủ nhiều hơn với bình thường.
2

Dấu hiệu nghiêm trọng

#

Do mất nước

Mất nước thường xảy ra khi trẻ bị nhiễm bệnh, sốt hoặc không cung cấp đủ lượng nước mỗi ngày.
Biểu hiện là : trẻ mệt mỏi, lờ đờ, ngủ li bì, môi khô, da khô, chân tay lạnh, mắt bị sâu hoặc trũng xuống, tiểu ít,…
#

Do thiếu oxy

Thiếu oxy kéo dài dễ khiến trẻ ngủ sâu hơn, ngủ li bì, khó đánh thức. Nếu kéo dài, sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của các bộ phận, nguy hiểm nhất là xuất huyết não, thiếu máu não, suy hô hấp; thậm chí tử vong.
Nguyên nhân có thể do : ngủ trong phòng kín, bị đè bởi vật dụng nào đó hoặc chân tay người thân ngủ cùng, có trục trặc ở đường hô hấp như ngạt mũi, tắc họng,…
#

Do nhiễm trùng

Rất nhiều bệnh nhiễm trùng có thể khiến trẻ sinh ngủ li bì, phổ biến nhiều nhất là ở bộ phận : miệng, mắt, da, dạ dày, ruột, đường hô hấp,…Bệnh có thể nhẹ hoặc phát triển nặng hơn.
Cần cẩn trọng bệnh viêm màng não. 50-90% trẻ sơ sinh mắc bệnh này sẽ ngủ li bì thậm chí hôn mê sâu.
F

Trẻ sơ sinh ngủ li bì khó đánh thức có nguy hiểm không

Thông thường nếu bé ngủ nhiều trong giai đoạn sơ sinh là khá bình thường. Tuy nhiên, các mẹ cần phải chú ý các dấu hiệu nguy hiểm sau:
#

Kiểm tra tư thế ngủ của bé

“Con trai nhà mình giống bố tật ngủ sấp. Vì vậy, khi bé ngủ mình phải chỉnh tư thế liên tục. Nhiều đêm thấy anh chàng im re là mình lại phải quờ quạng xem con có sốt không, có thở đều không. Đúng là có con lo đủ bề!”, độc giả có nickname thuhanna tâm sự.
Trẻ dưới 1 tuổi rất dễ bị Hội chứng đột tử (SIDS) do ngủ sai tư thế. Vì vậy, việc kiểm tra giấc ngủ đêm của bé là rất quan trọng.
Khi bé ngủ, mẹ nên để ý vì bé có thể lật người và nằm ngủ với tư thế úp mặt xuống giường. Tư thế ngủ này sẽ gây sức ép lên bụng, ngực và khiến bé khó thở.
#

Cẩn thận khi ngủ chung tránh đè bé

Khoa cấp cứu Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM đã tiếp nhận không ít trường hợp trẻ dưới 12 tháng tuổi bị chết não do cha mẹ hay người thân sơ ý để tay lên mũi con gây ngạt thở khi ngủ chung. Và đây cũng chính là hồi chuông báo động cho các bậc cha mẹ.
Thói quen của đa phần các bậc phụ huynh Việt là cho bé ngủ chung giường. Với thói quen này, bạn nên cẩn thận vì nhiều khi ngủ chung, chăn gối của cha mẹ có thể đè lên người bé.
Ngoài ra, thân nhiệt của bé không giống như người lớn, do đó, bạn cũng cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng điều hòa, quạt máy… trong phòng ngủ.
#

Thường xuyên lau mồ hôi đề phòng bé bị cảm lạnh

Sau 2 lần sinh và chăm sóc con, chị Hoài Thu (chủ shop quần áo cho bé ở Cầu Giấy, Hà Nội) đã dắt lưng kha khá kinh nghiệm. “Còn nhớ lần sinh cu Bin. Lần đầu làm mẹ nên mình ‘tồ’ lắm. Thế nên cu Bin hắt hơi, sổ mũi suốt. Phải mất một thời gian mới biết vì mình vụng mà con bệnh. Hóa ra khi ngủ, cu Bin bị ra nhiều mồ hôi lưng. Mình và chồng vô tâm nên không kịp lau cho con, thế là mồ hôi thấm vào người”, chị Thu nhớ lại.
Việc trẻ nhỏ khi ngủ ra nhiều mồ hôi là chuyện thường gặp. Vì vậy, khi trẻ ngủ, cha mẹ nên thường xuyên lau mồ hôi trên người của bé để phòng trường hợp bé bị cúm, sốt.
Để bé đỡ ra mồ hôi, nên cho bé mặc thoáng, quần áo bằng vải cotton có khả năng thấm hút cao. Những loại sợi vải tổng hợp có thể gây kích ứng cho làn da nhạy cảm của bé và làm con khó ngủ ngon.
Ngoài ra, để nhiệt độ phòng vừa phải cũng giúp bé ngủ ngon hơn.
G

Cách xử lý khi trẻ sơ sinh ngủ li bì không chịu bú

Nếu trẻ ngủ quá giờ so với bình thường, bạn cần đánh thức bé dậy để cung cấp dinh dưỡng. Nếu không có dấu hiệu nào đáng lo, bạn hãy :

  • Cho bé đi ra ngoài đi dạo vào ban ngày nên tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên.
  • Phát triển một thói quen tốt trước khi đi ngủ bao gồm một bồn tắm, massage và điều dưỡng.
  • Thử cởi bỏ một số lớp quần áo để bé thấy mát hơn, bé dễ thức giấc hơn.
  • Thử chạm vào khuôn mặt của bévới một cái khăn ướt.
  • Cho trẻ ngủ đủ các giấc ngắn trong ngày theo thói quen.
  • Đừng để trẻ hoạt động quá mức trong ngày.

Nếu trẻ có bất kì dấu hiệu của bệnh thì bạn cần tập trung vào chữa bệnh cho trẻ :

  • Sốt.
  • Chán ăn, bú kém.
  • Ho, chảy mũi,..
  • Nôn hoặc buồn nôn.
  • Co giật.

Tùy vào mức độ của bệnh, nhẹ thì bé sẽ nhanh khỏi nhưng nếu nặng hơn, bé cần được điều trị trong bệnh viện. Ngoài ra, bạn nên đưa bé đi cấp cứu ngay nếu không đánh thức được bé.

4.7/5 - (23 bình chọn)