Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không

0
31

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không? Một trong những câu hỏi thú vị mà LamDepNhe muốn chia sẻ với các mẹ bầu qua bài viết sau đây. Trước khi nghĩ rằng trẻ đang có vấn đề, ba mẹ nên xem lại có phải chính mình gây ra thói quen ngủ nhiều ở trẻ.


Xem thêm bài viết:


Trẻ sơ sinh ngủ nhiều hơn bình thường có tốt không?

Đang còn ẵm ngửa, trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng một ngày là đủ?
Theo tính toán của các chuyên gia khoa học và Nhi khoa, thời gian quy định ngủ của trẻ dưới 1 tuổi về cơ bản sẽ theo các mức độ:

Tháng tuổi Ngủ ngày Ngủ đêm Tổng thời gian ngủ
Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi 8 giờ 8 giờ 16 giờ
Trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi 5 giờ 10 giờ 15 giờ
Trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi 3.5 giờ 11 giờ 14.5 giờ
Trẻ sơ sinh 9 tháng tuổi 3 giờ 11 giờ 14 giờ
Trẻ sơ sinh 12 tháng tuổi 2,5 giờ 11 giờ 13,5 giờ

Đương nhiên, tất cả các nghiên cứu chỉ mang tính tương đối, tùy vào cơ địa của mỗi trẻ mà tổng thời gian ngủ ngày, đêm có sự thay đổi.
Chỉ có một điều chắc chắn quan trọng đó là giấc ngủ đóng vai trò đặc biệt trong việc phát triển thể chất, trí tuệ và nhân cách sau này.
Trung bình trẻ sơ sinh từ 1 – 12 tháng tuổi có giấc ngủ dài và thường kéo dài vào ban đêm.
Do đó, trẻ sơ sinh ngủ nhiều, ngủ sâu giấc hoàn toàn sẽ là tốt nhất đối với trẻ.
Mẹ cũng không nên làm gián đoạn giấc ngủ của trẻ bởi việc đánh thức trẻ dậy ăn cháo, ăn bột hay uống sữa.
Với những trẻ ngủ xuyên đêm đến sớm, vẫn tăng cân và không có biểu hiện gì bất thường mẹ cứ để khi trẻ đói sẽ tự thức dậy và đòi ăn.
Ngay từ lúc trẻ vừa lọt lòng, mẹ có thể hình thành thói quen ăn, ngủ khoa học để bé quen nếp.
Tuyệt đối không ngủ giờ giấc “vô tội vạ” sẽ gây ảnh hưởng tới hành vi của trẻ.

Trẻ ngủ nhiều không dậy bú, dấu hiệu vàng da nặng?

Trẻ có thể ngủ xuyên đêm, ngủ nhiều hơn về ban ngày nhưng cũng không nên lệch quỹ đạo chung quá nhiều.
Mới sinh, trẻ vẫn cần được ăn sau 2-3 giờ, ít nhất là trong 2 tuần đầu tiên.
Theo cảnh báo, thời điểm này ngủ 8 tiếng liên tục có thể là dấu hiệu của bệnh vàng da nặng.
Say giấc quá lâu cũng khiến trẻ mất nước, nhất là khi ngủ cùng máy lạnh.
Mẹ cần phải chắc chắn là trẻ nhận được đủ lượng nước cần thiết và cho con ăn ít nhất 4 tiếng/đêm.

Trẻ ngủ nhiều cũng là một triệu chứng của bệnh vàng da nặng

Thời gian thích hợp nhất để trẻ ngủ thẳng giấc buổi đêm là sau 2 tuần, khi bé tiếp tục tăng cân và vẫn có khả năng ngủ liền mạch 8 tiếng, lúc này, mẹ có thể thoải mái tận hưởng giấc ngủ “ké” mà không phải lo lắng nhiều.

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tăng cân không?

Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới, trẻ sơ sinh sẽ mất khoảng từ 5-10% cân nặng sau khi sinh trong tuần đầu tiên và bắt đầu tăng cân đều đặn sau 2-3 tuần.
Cân nặng sau khi sinh sẽ tăng gấp 2 lần khi được 4 tháng tuổi và tăng gấp 3 lần khi 13 tháng tuổi đối với bé trai, 15 tháng đối với bé gái.
Trẻ sơ sinh chậm tăng cân liên quan trực tiếp đến việc bú nhiều hay ít sau đó mới tính đến chuyện hấp thụ dinh dưỡng hay không.
Trẻ ngủ nhiều khiến cho việc bú sữa bị gián đoạn. Bé sẽ chỉ bú một lượng nhỏ và nhanh chóng rơi vào giấc ngủ.
Kéo dài liên tục trẻ sẽ sụt cân và ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện.

Trẻ sơ sinh ngủ li bì

Một vấn đề khác của chuyện ngủ chính là bé ngủ quá say hay đột nhiên ngủ li bì.
Rất có thể thân nhiệt của trẻ bị giảm, sốt hoặc mất nước.
Ngoài ra, kiểu ngủ bất thường này có thể là kết quả sau một chấn thương ở đầu hoặc sau khi uống thuốc như thuốc kháng histamine.
Trường hợp trẻ ngủ mệt nhưng trước đó vẫn ăn uống tốt, thân nhiệt bình thường, không có lý do nào đáng lo ngại.
Nhưng nếu bé ngủ nhiều trong thời gian phục hồi từ một bệnh truyền nhiễm như sởi hay thủy đậu.
Bé có dấu hiệu nhức đầu, đau cổ thì có thể là triệu chứng cảnh báo viêm não hay viêm màng não cần nhanh chóng đưa trẻ đi khám sức khỏe.
Chuyện ăn, ngủ của trẻ sơ sinh lúc nào cũng cần mẹ đặt mình trong tâm thế phảo “lo sốt vó” bởi trẻ con, ngày chơi, đêm sốt là bình thường.
Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không không đáng lo ngại bằng các triệu chứng đi kèm, đúng không mẹ!

Tác hại của việc cho trẻ sơ sinh ngủ quá nhiều

Tuy ngủ nhiều là dấu hiệu sinh lý tốt cho trẻ sơ sinh nhưng nó cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm.
Do vậy, bố mẹ cần biết cách phân biệt rõ giấc ngủ sinh lý và giấc ngủ bệnh lý của trẻ

Lợi ích của giấc ngủ đối với trẻ sơ sinh

Giấc ngủ là điều rất quan trọng đối với sự phát triển về thể chất cũng như tinh thần, trí tuệ và nhân cách sau này của bé.
Theo đó, trẻ vẫn tiếp tục lớn lên trong khi ngủ ngon, đủ giấc.
Đồng thời, não bộ sẽ tiết ra nhiều hormone tăng trưởng giúp trẻ phát triển chiều cao khi ngủ.
Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh ngủ nhiều sẽ thoải mái hơn về tinh thần do cơ thể được thư giãn, giúp trẻ luôn vui vẻ và hạnh phúc.
Không chỉ vậy, ngủ nhiều còn giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch, giúp trẻ phòng được các bệnh về nhiễm khuẩn cũng như giúp bé ăn ngon, ngủ khỏe và mau lớn hơn.

Thời gian ngủ hợp lý với trẻ sơ sinh

Thông thường, bé sẽ ngủ từ 18 đến 20 tiếng, tuy nhiên không phải trẻ nào cũng như vậy.
Theo đó, trẻ sơ sinh sẽ ngủ thành nhiều chập ngắn, chứ không ngủ một giấc dài trong ngày.
Trong thời gian đầu sau sinh, giờ thức chủ yếu của trẻ là để bú.
Ngoài ra, trước 6 tuần tuổi bé có thể thức khoảng 4 đến 10 tiếng mỗi ngày.
Còn sau 6 tuần tuổi bé sẽ thức nhiều hơn và biết cách phân biệt giữa giờ ngủ ban ngày và ban đêm.

Trẻ sơ sinh bị sốt

Khi trẻ quấy khóc hoặc ngủ li bì, kèm theo dấu hiệu 2 má của bé đỏ bừng hoặc hơi tái, đôi mắt có vẻ lờ đờ, trán, lòng bay tay, chân nóng hơn bình thường thì mẹ nên đặt nhiệt độ cho bé.
Khi đo thân nhiệt cho bé, mẹ nên đặt nhiệt kế ở hậu môn hoặc nách của trẻ. Nếu nhiệt độ ở trên 37,5 độ C là trẻ bị sốt.

Trẻ sơ sinh bị mất nước

Tình trạng trẻ ngủ quá nhiều và li bì có thể do bé đang bị mất nước trong cơ thể.
Theo đó, khi gặp tình trạng này, mắt bé sẽ bị trũng sâu hơn so với lúc bình thường, khóc mà không thấy nước mắt.
Ngoài ra, da của bé sẽ đàn hồi kém đi, theo đó da trẻ sẽ trở lại bình thường ngay là không thiếu nước, nếu da trẻ lâu trở lại bình thường là dấu hiệu thiếu nước.
Bên cạnh đó, trẻ ngủ quả nhiều kèm theo dấu hiệu tiểu ít cũng là dấu hiệu trẻ bị mất nước.
Bình thường, trẻ đi tiểu trên 4 lần/ngày, nước tiểu trong, không nặng mùi, khi thiếu nước, trẻ đi tiểu ít hơn 4 lần/ngày, nước tiểu màu vàng và nặng mùi; trên 6 giờ trẻ không làm ướt một chiếc tã.
Không chỉ vậy, khi bị mất nước, môi trẻ sẽ khô, mệt mỏi và lờ đờ. Nếu mất nước nặng thì mắt của trẻ sẽ trũng sâu, chân, tay lạnh, trẻ ngủ li bì hoặc quấy khóc vật vã.

Trẻ sơ sinh bị viêm màng não

Có thể nói, đây là căn bệnh nguy hiểm nhất đối với trẻ sơ sinh và có nguy cơ cao dẫn đến tử vong hay những di chứng nặng nề nếu không được chữa trị kịp thời.
Thông thường, viêm màng não sẽ có những dấu hiệu như: Đau đầu, cứng gáy, thóp phồng, li bì – hôn mê, dễ kích thích, co giật, nôn, bú kém, có thể sốt hoặc không,…
Thậm chí, viêm màng não ở trẻ có thể dẫn đến tử vong trong vòng 24 giờ đầu nếu như có các dấu hiệu sau đây: sốc, ban xuất huyết dưới da, đôi khi có ban xuất huyết hoại tử, bé lờ đờ, li bì hoặc hôn mê.

Khoa học lý giải nỗi lo lắng của các mẹ khi thấy trẻ sơ sinh ngủ nhiều

Chưa quen với nhịp sinh học ngày đêm, không ngủ theo một thời gian biểu cụ thể, hầu hết trẻ sơ sinh dành phần lớn thời gian trong ngày để ngủ.

Và chính việc trẻ sơ sinh ngủ nhiều đã khiến không ít bố mẹ lo lắng.

Thời gian ngủ thông thường của trẻ sơ sinh

Theo National Sleep Foundation (một tổ chức phi lợi nhuận của Hoa Kỳ nhằm thúc đẩy sự hiểu biết của công chúng về các rối loạn giấc ngủ và giấc ngủ), trẻ sơ sinh cần ngủ từ 14 đến 17 giờ mỗi ngày.
Tuy nhiên, khoảng thời gian này cũng khác nhau ở mỗi đứa trẻ.
Có một số trẻ chỉ có thể ngủ 11 giờ trong khi những đứa trẻ khác có thể ngủ tối đa lên tới 19 giờ một ngày. Hầu hết trẻ sơ sinh ngủ những giấc khoảng 30-45 phút cho tới những giấc dài khoảng 3-4 giờ.
Trong vài tuần đầu sau sinh, đây chính là khoảng cách thời gian tiêu chuẩn để đánh thức trẻ dậy cho ăn và sau đó ngủ lại.
Trẻ sơ sinh ngủ nhiều hoặc ít hơn so với thông thường khi trẻ bị ốm hoặc trải qua một sự gián đoạn trong thói quen sinh hoạt thường lệ của chúng.
Khi trẻ lớn hơn, trẻ dần quen với nhịp sinh hoạt ngày đêm, lịch ngủ của trẻ dần được hình thành.
Chúng bắt đầu có thể ngủ vào ban đêm mặc dù vẫn có thể thức dậy vài lần để ăn.
Thông thường thì trẻ dưới 6 tháng tuổi sẽ chưa có lịch ngủ đều đặn và thường không thức lâu hơn 3 giờ mỗi lần.

Làm sao để biết liệu trẻ sơ sinh có ngủ quá nhiều?

Trừ khi có những triệu chứng khác thường, thi thoảng trẻ ngủ nhiều hơn bình thường mà không có lý do đáng lo ngại nào.
Một số lý do phổ biến mà trẻ trẻ sơ sinh khỏe mạnh nhưng vẫn ngủ nhiều hơn thông thường là:
– Trẻ đang trải qua một mốc tăng trưởng hoặc phát triển nhảy vọt.
– Trẻ bị ốm nhẹ, ví dụ như cảm lạnh.
– Trẻ vừa tiêm chủng.
– Trước đó trẻ không ngủ đủ giấc do nhiễm trùng đường hô hấp khiến trẻ khó thở.
Ngoài ra, một số trẻ ngủ quá nhiều còn có thể do bị vàng da hoặc ăn không đủ no.
Vàng da có 2 loại là vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý. Vàng da sinh lý không đáng lo ngại và sẽ tự hết sau vài ngày.
Trong khi đó, một số dấu hiệu của vàng da bệnh lý bố mẹ cần quan tâm đó là: trẻ bị lờ đờ; gặp khó khăn khi bú hoặc trẻ khó chịu và quấy khóc.
Trẻ không được ăn đủ no sẽ bị thiếu nước, giảm cân nhiều, và thậm chí là sẽ bị chậm phát triển.
Việc biết bé đã bú đủ no hay chưa được rất nhiều bố mẹ quan tâm đặc biệt là đối với những trẻ bú sữa mẹ.
Bên cạnh việc tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa và các chuyên gia tư vấn cho con bú sữa mẹ.
Bạn có thể tham khảo một số dấu hiệu sau để biết bé đang ăn chưa đủ no cho dù con bạn bú mẹ hay đang ăn sữa công thức:
– Trẻ lờ đờ, ngủ lịm đi, không nhiệt tình phản ứng lại.
– Nếu trẻ ngoài 6 tháng tuổi mà tăng ít hơn 170g một tuần.
– Trẻ tè ướt ít hơn 4 cái bỉm một ngày.
– Trẻ có vẻ không dịu hơn sau khi ăn.
Trong một số ít trường hợp, một số nguyên nhân về bệnh lý có thể khiến trẻ ngủ quá nhiều.
Rối loạn nhịp thở và nhịp tim có thể gây ảnh hưởng tới giấc ngủ của trẻ và trẻ sinh non thường ngủ hơi khác so với trẻ sinh đủ tháng.

Khi nào cần đánh thức để cho trẻ ăn?

Trẻ mới sinh thường đòi bú liên tục, tuy nhiên hầu hết trẻ sơ sinh nên ăn 2-3 giờ một lần (tương đương 8 đến 12 lần mỗi ngày) hoặc nhiều hơn nếu bác sĩ khuyến cáo như vậy.
Hoặc khi bé không đạt đủ cân nặng theo tiêu chuẩn.
Tuy nhiên, cho trẻ bú bất cứ khi nào bé có dấu hiệu đói như sục sạo, mút tay, thè lưỡi …chính là cách tốt nhất đảm bảo trẻ bú đủ no.
Không cần thiết phải đánh thức trẻ dậy để ăn.
Tuy nhiên, đối với trẻ sơ sinh dưới 4 tuần tuổi, không nên để trẻ nhịn lâu hơn 4-5 tiếng mà không cho ăn.
Để đánh thức trẻ dậy ăn, hãy thử vuốt ve má bé vì điều này có thể kích hoạt bản năng gốc của trẻ.
Hầu hết trẻ đều không thích vuốt ve chân.
Do đó, nếu việc vuốt ve má bé không thành công, hãy nhẹ nhàng lắc nhẹ ngón chân bé và nhẹ nhàng vuốt nhẹ dưới bàn chân bé.
Nhu cầu về ăn uống cũng khác nhau giữa các bé.
Bố mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia cho con bú để có được sự tư vấn về nhu cầu ăn và sự phát triển cá nhân của bé.

Phải làm gì nếu bé ngủ quá nhiều?

Nếu bạn đang nghĩ con của mình ngủ quá nhiều, bạn có thể tham khảo ý kiến của các bác sĩ nhi khoa.
Ngoài ra, một số việc bạn có thể làm để theo dõi và đảm bảo giấc ngủ cho con bao gồm:
– Cho bé bú mỗi khi chúng có dấu hiệu đói.
– Cho bé bú cứ 1 -2 giờ một lần để đảm bảo bé bú đủ.
– Đảm bảo rằng bé không bị quá lạnh hay quá nóng.
– Theo dõi nhật ký lịch ngủ của bé trong vòng 1 – 2 ngày.
Khi có bất kỳ nghi ngờ gì, bạn có thể đưa bé đến khám bác sĩ.

Hãy gọi cho bác sĩ hoặc đưa trẻ đến phòng cấp cứu nếu

– Trẻ thở hổn hển hoặc khò khè.
– Trẻ thở rất to.
– Lỗ mũi của trẻ phồng lên khi thở.
– Vùng da quanh xương sườn của bé lõm xuống khi bé thở.
– Trẻ bị sốt.
– Bạn nghi ngờ bé có thể hít, chạm hoặc ăn phải thứ gì đó có độc.

4.6/5 - (5 bình chọn)