Chữa hắc lào bằng cồn

Xuất bản:

Chia sẻ bài viết lên mạng xã hội:

Chữa hắc lào bằng cồn có hiệu quả không? Một trong những thắc mắc mà đọc giả đang tìm hiểu. LamDepNhe xin được giải đáp qua bài viết sau đây.

Tác dụng của cồn trong điều trị hắc lào

Cồn từ lâu được biết đến với khả năng sát khuẩn vết thương. Không chỉ tây y dùng nhiều, mà trong cuộc sống hàng ngày vẫn thường dùng.
Cồn ethylic có nồng độ từ 70-90 độ. Tuy nhiên, dùng cồn có nồng độ cao thì khả năng sát khuẩn không tốt bởi sẽ tạo nên một lớp màng bên ngoài da, dễ dàng bay hơi.
Trong khi đó cồn i-ốt có khả năng oxy hóa enzyme cùng sự kết tủa protein của vi khuẩn gây bệnh.
Nhờ đó sử dụng cồn i-ốt có tác dụng tiêu diệt nhiều loại vi nấm, vi khuẩn, vi rút gây bệnh ngoài da, trong đó có hắc lào tốt hơn.
Cồn i-ốt tinh chế từ hai hoạt chất chính là chất muối i-ốt và chất cồn, hàm lượng chất i-ốt cao hơn nhiều so với hàm lượng chất cồn.
Không nên chọn loại có nồng độ cao hơn 5% bởi khi dùng dễ gây tổn thương làn da. Tóm lại, chữa hắc lào bằng cồn i-ốt 5% tốt hơn cồn 90 độ.

Cách chữa hắc lào bằng cồn

Về cơ bản, phương pháp cải thiện bệnh này tuân theo các bước thực hiện chính như sau:

  • Người bệnh cần vệ sinh sạch sẽ vùng da bị bệnh, vệ sinh tay bằng nước ấm, xà phòng diệt khuẩn… tránh bội nhiễm vi khuẩn.
  • Lau khô vùng da bị bệnh bằng khăn sạch, mềm. Chú ý thấm nước nhẹ nhàng, không chà xát mạnh.
  • Lấy miếng bông gạc sạch hoặc có thể dùng tăm bông nhúng vào dung dịch cồn rồi chấm lên vùng da bị bệnh.
  • Thông thường, mỗi ngày chấm 3 lần như vậy, liên tục trong 2-4 tuần cho đến khi khỏi.

Đối với từng vùng da bị bệnh thì thời gian chữa hắc lào bằng cồn sẽ có khác nhau. Thông thường các vùng da bị viêm nhiễm ở tay và chân dễ cải thiện và thời gian cũng chữa nhanh hơn.

  • Nếu bệnh ở thể nhẹ, chỉ có khoảng 1-4 đốm bệnh thì kiên trì bôi cồn i ốt trong 1-2 tuần là khỏi.
  • Nếu bệnh tiến triển đến thể nặng, có dấu hiệu chàm hóa, số đốm bệnh lớn hơn 10 thì kiên trì bôi cồn i ốt trong 1 tháng sẽ khỏi.

Với các vùng da khó điều trị hơn ví dụ như: Da đầu, mặt, lưng, nách, mông, háng… thì thời gian điều trị sẽ lâu hơn và cần kiên nhẫn hơn. Cụ thể:

  • Nếu là thể nhẹ, chỉ khoảng 1-4 đốm thì thời gian chữa sẽ cần khoảng 4 – 6 tuần.
  • Nếu thể nặng, đã có chàm hóa, số đốm bệnh hơn 10 đốm thì cần chữa trị trong 4-6 tháng.

Những lưu ý khi chữa hắc lào bằng cồn

  • Không được nóng vội, tăng số lần bôi cồn lên vết thương quá 3 lần/ngày. Bởi lẽ, nếu vượt quá mức cho phép thì cồn i ốt có thể gây ngộ độc, khiến người bệnh mấy nước, nôn mửa hoặc khó tiểu tiện.
  • Luôn luôn vệ sinh sạch sẽ cơ thể, các vật dụng dùng để phục vụ cho quá trình điều trị cần được sát trùng, để riêng để tránh lây nhiễm cho người khác hoặc gây nhiễm khuẩn lên vết thương.
  • Không tiếp xúc với nước bẩn, nơi ô nhiễm khói bụi, nơi đông người.
  • Không ăn các thức ăn dễ dị ứng, đồ ăn cay nóng.
  • Không dùng tay để bôi cồn i ốt lên vùng da bị bệnh.

Trị hắc lào bằng cồn và củ riềng

Trong đông y, củ riềng được coi là một vị thuốc đặc trị hắc lào hiệu quả vì có tác dụng ôn trung, giảm đau, kháng viêm và giúp diệt vi khuẩn và nấm rất hiệu quả…
Vì thế củ riềng được áp dụng trong việc điều trị các bệnh ngoài da nói chung, trong đó có bệnh hắc lào, lang ben do vi nấm gây ra.
Cách làm

  • Lấy củ riềng nhỏ rửa sạch và đem giã nát để đắp vào vùng da đang bị hắc lào.
  • Tiếp theo sử dụng một miếng vải mỏng quấn nhẹ lên vùng da đang đắp riềng để cố định, không cho riềng rơi ra ngoài khi hoạt động đi lại.
  • Cứ để vậy trong vòng 1h thì cởi bỏ ra.
  • Lưu ý là khi tháo riềng ra không cần rửa lại với nước mà cứ để như vậy.
  • Mỗi ngày thực hiện 2 lần, làm liên tục trong khoảng 3 ngày sẽ thấy hiệu quả.

Ngoài ra, bạn có thể thực hiện thay thế cồn bằng chanh và cách thực hiện như sau:

  • Giã nát riềng để lấy nước rồi vắt thêm 1 thìa nước cốt chanh tạo ra hỗn hợp riềng chanh.
  • Đun nóng hỗn hợp này lên rồi dùng bông gòn chấm nước đó bôi lên vùng da hắc lào 2 lần/ngày.
  • Kiên trì thực hiện trong vòng 3 ngày sẽ thấy bệnh thuyên giảm.
4.9/5 - (16 bình chọn)
xinhseo
xinhseo
Tôi là xinhseo yêu thích review chia sẻ, đánh giá mỹ phẩm và làm đẹp cho tất cả các bạn gái. Theo dõi tôi qua các bài viết hoặc hồ sơ trên mạng xã hội

Bài Viết Cùng Chuyên Mục

Bạn Có Thể Thích

Sữa rửa mặt Rice Milk có tốt không, tác dụng gì?

Rice Milk, hay còn gọi là sữa rửa mặt gạo, là một sản phẩm làm đẹp bình dân...

Kem Emoon trị gì, có tốt không, giá bao nhiêu tiền?

Bạn đang tìm kiếm giải pháp dưỡng da hiệu quả, an toàn và phù hợp với túi tiền?...

Kem HL

Kem HL nổi tiếng là "thần dược" làm trắng da cấp tốc, được đông đảo chị em tin...

Kem BL có tác dụng gì, giá bao nhiêu tiền?

Kem BL là một loại kem dưỡng da đang được nhiều chị em phụ nữ yêu thích trong...