Viêm não Nhật Bản: nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng tránh

Xuất bản:

Chia sẻ bài viết lên mạng xã hội:

Viêm não Nhật Bản là một bệnh tương đối nguy hiểm nên cha mẹ thường rất hay lo lắng mỗi khi bước vào mùa dịch. Trang bị kiến thức về căn bệnh này sẽ giúp ích cho các bậc phụ huynh trong việc chăm sóc sức khỏe cho con mình được tốt hơn.

Vì sao gọi là bệnh viêm não Nhật Bản?

  • Bệnh được gọi là viêm não Nhật Bản vì được phát hiện đầu tiên tại Nhật Bản với các biểu hiện như viêm não, viêm màng não tủy và có tỷ lệ tử vong cao.
  • Các nhà khoa học Nhật Bản đã tìm ra nguyên nhân gây bệnh là một loài virus và đặt tên là virus viêm não Nhật Bản.
  • Virus được lây truyền qua loài muỗi Culex tritaeniorhynchus. Vật chủ và tổ chức chính của virus là loài lợn và chim.

Viêm não Nhật Bản là gì?

Viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm của não do vi-rút viêm não gây ra cấp tính làm cho thần kinh trung ương bị tổn thương, thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi.
Theo định nghĩa từ wikipedia
Viêm não Nhật Bản (JE) là một bệnh nhiễm trùng của não do vi-rút viêm não gây ra (JEV).
Trong khi hầu hết nhiễm trùng chỉ dẫn đến một vài hoặc không có triệu chứng, thì thỉnh thoảng lại xảy ra tình trạng viêm não.
Với các triệu chứng có thể bao gồm nhức đầu, nôn mửa, sốt, lú lẫn và co giật. Tình trạng này xảy ra khoảng 5 đến 15 ngày sau khi nhiễm.

Nguyên nhân bệnh viêm não Nhật Bản

Chủ yếu gây ra bệnh thường do những loại vi rút như: vi rút arbo, vi rút Herpes, vi rút đường ruột, sởi, quai bị… và nhiều vi rút khác gây nên. Các vi rút này gây tổn thương não, để lại di chứng thần kinh, có thể dẫn đến tử vong với tỷ lệ rất cao.
Vi rút gây bệnh được truyền từ động vật sang người thông qua vết muỗi đốt. Loài động vật mang mầm bệnh viêm não Nhật Bản thường là lợn và chim hoang dã. Muỗi sẽ bị nhiễm vi rút sau khi hút máu từ các loài động vật bị bệnh.
Ở nước ta, loài muỗi truyền bệnh này xuất hiện đa số ở miền Bắc, tăng nhiều vào những tháng thuộc mùa nóng.
Ban ngày, chúng thường nấp trong các bụi cây ngoài vườn quanh nhà, đêm bay vào nhà đốt người, thường vào thời điểm mặt trời mọc hoặc hoàng hôn từ 18h đến 22h. Muỗi thích đẻ trứng trong ruộng lúa, kênh mương gần nơi sinh sống.
Bệnh không có khả năng lây trực tiếp từ người sang người. Trong sinh hoạt hàng ngày, ăn uống chung, dùng chung đồ dùng hoặc tiếp xúc gần gũi với người thân mắc bệnh cũng không làm lây nhiễm bệnh.

Triệu chứng viêm não Nhật Bản

  • Bệnh nhân thường hay bị nhức đầu dữ dội, cảm giác buồn nôn và nôn mửa.
  • Bị cứng cổ, lú lẫn, mất định hướng.
  • Cơ thể bị co giật, rối loạn nghe nói, ảo giác, mất trí nhớ, bị đờ đẫn thậm trị bị hôn mê sâu.

Những dấu hiệu nhận biết bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ nhỏ

  • Nhức đầu
  • Sốt cao 39-40 độ C
  • Rối loạn tri giác: trẻ có thể ngủ li bì, đờ đẫn, hôn mê.
  • Co giật toàn thân
  • Nôn mửa
  • Cổ gượng
  • Liệt chi
  • Có thể bị suy hô hấp: khó thở, mặt tím tái…

Đối tượng nào dễ mắc phải viêm não Nhật Bản

Tất cả mọi người, mọi lứa tuổi chưa có miễn dịch với vi rút viêm não Nhật Bản đều có nguy cơ bị mắc bệnh, trong đó đặc biệt ở trẻ em dưới 15 tuổi, hoặc người lớn chưa được tiêm chủng bị nhiễm vi rút khi đi du lịch, lao động, công tác vào vùng lưu hành bệnh.

Thời gian ủ bệnh

  • Thời gian ủ bệnh khoảng từ 5 – 15 ngày, trung bình là 1 tuần. Không có biểu hiện triệu chứng.
  • Thời kỳ khởi phát: Bệnh khởi phát rất đột ngột bằng sốt cao 39-40°C hoặc hơn, đau đầu, buồn nôn, chóng mặt.

Xét nghiệm viêm não Nhật Bản

Việc thực hiện các xét nghiệm là một trong những tiêu chí quan trọng để chẩn đoán viêm não Nhật Bản.
Một vài các xét nghiệm cần thực hiện như sau:

  • Xét nghiệm dịch não tủy trong 2-3 ngày đầu của bệnh.
  • Phản ứng huyết thanh
  • Phản ứng kết hợp bổ thể
  • Phản ứng ngưng kết hồng cầu
  • Phản ứng trung hòa
  • Xét nghiệm ELISA
  • Chẩn đoán hình ảnh: các khe cuống não rộng hơn, hệ thống não thất hơi xẹp xuống.

Những biến chứng viêm não Nhật Bản

Mặc dù được điều trị nhưng bệnh viêm não Nhật Bản có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như sau:

  • Viêm phế quản, viêm phổi, viêm phế quản phổi.
  • Viêm đường tiết niệu
  • Loét các điểm tỳ đè
  • Viêm tắc tĩnh mạch
  • Một vài di chứng thần kinh và tâm thần khác như: bại hoặc liệt tay chân, rối loạn phát âm, giật động kinh, parkinson, rối loạn tâm thần, giảm khả năng nghe….

Cách phòng tránh bệnh viêm não Nhật Bản

Cách phòng tránh bệnh viêm não Nhật Bản
Vì được xem là một loại bệnh tương đối nguy hiểm nên cha mẹ cần chủ động có các biện pháp phòng ngừa cho trẻ như sau:

1. Tiêm phòng viêm não nhật bản cho trẻ

Hiện nay, vắc xin của Việt Nam là Jevax. Đây là vắc xin được chỉ định để phòng viêm não cho mọi đối tượng và cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên.
Lịch tiêm viêm não nhật bản như sau:

  • Mũi 1: Là liều đầu tiên khi tiêm.
  • Mũi 2: Sau mũi 1 khoảng 2 tuần.
  • Mũi 3: Sau mũi 1 là 1 năm.
  • Tiêm nhắc lại sau 3 năm để duy trì miễn dịch.

Chích ngừa là biện pháp hiệu quả nhất để phòng tránh bệnh viêm não Nhật Bản.

2. Ngăn chặn các loại côn trùng

Vì muỗi có thể làm lây truyền bệnh nên phụ huynh phải áp dụng các biện pháp ví dụ như:

  • Mặc quần áo dài tay cho trẻ.
  • Đảm bảo các cửa chính và cửa sổ được đóng kín để muỗi không chui được vào nhà.
  • Đậy kín tất cả các thực phẩm, đồ uống, xử lý rác.
  • Khi bé ngủ phải mắc màn.
  • Khi sử dụng thuốc chống côn trùng cho trẻ em thì phải làm theo hướng dẫn của bác sĩ và nhà sản xuất.

Viêm não Nhật Bản tiêm mấy mũi?

Viêm não Nhật Bản tiêm mấy mũi
Tiêm vắc xin phải thực hiện đầy đủ số mũi và đúng theo lịch là biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả nhất.
Hiện nay, việc tiêm phòng Viêm não Nhật Bản phải thực hiện tiêm 3 mũi vắc xin cơ bản:

  • Khi trẻ được 12 tháng tuổi: Bắt đầu tiêm vắc xin viêm não mũi 1
  • 1 – 2 tuần sau: Trẻ được tiêm mũi 2
  • 1 năm sau: Trẻ được tiêm mũi thứ 3

Sau đó, cứ mỗi 3 – 4 năm thì cần tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ được 15 tuổi.
Về hiệu lực, nếu chỉ tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản mũi 1 thì không có hiệu lực bảo vệ. Tiêm đủ 2 mũi thì hiệu lực bảo vệ có thể đạt trên 80%.
Khi tiêm đủ 3 mũi thì hiệu quả đạt tới 90-95% trong khoảng 3 năm. Do đó trẻ cần phải được tiêm nhắc lại mỗi 3 – 4 năm. Trẻ cần được tiêm 3 mũi cơ bản, sau đó tiêm nhắc lại mỗi 3 năm
Theo khuyến cáo của Bộ y tế và các chuyên gia, phụ huynh không nên vì quá lo lắng hay tham khảo những nguồn thông tin thiếu chính xác về vắc xin mà bỏ qua phương tiện bảo vệ trẻ tối ưu nhất hiện nay.
Tiêm vắc xin là cách phòng chống bệnh hiệu quả và cần thiết, nhất là vào lúc mùa dịch bệnh đang cao điểm như hiện nay.

Bắt đầu chích ngừa Viêm não Nhật Bản mũi 1 tiêm khi nào?

Tất cả đối tượng ở mọi độ tuổi đều có thể mắc bệnh viêm não Nhật Bản, nhưng chủ yếu là trẻ em dưới 15 tuổi.
Đặc biệt, nhóm đối tượng có nguy cơ cao nhất là trẻ từ 2 – 6 tuổi (chiếm khoảng 75% tổng số ca mắc).
Điều đáng nói là, có đến 80% trường hợp mắc bệnh là do không tuân thủ lịch tiêm vắc xin theo khuyến cáo của Bộ Y Tế.
Theo đó, trẻ em khi đủ 12 tháng tuổi được khuyến cáo là nên bắt đầu thực hiện tiêm vắc xin. Trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng, trẻ em trong độ tuổi từ 1 đến 5 sẽ được miễn phí tiêm chủng vắc xin viêm não tại các trạm y tế phường xã tại địa phương.

Các câu hỏi liên quan đến bệnh viêm não Nhật Bản

Tiêm viêm não nhật bản bao nhiêu tiền

Tùy từng loại vắc xin được dùng khi tiêm mà giá tiêm phòng viêm não sẽ khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung giá tiêm phòng chỉ dưới 200 nghìn đồng.
Mức giá này khá phù hợp với khả năng tài chính của mọi người. Chính vì vậy, nếu như gia đình bạn có trẻ nhỏ, hãy chủ động đưa bé đi tiêm phòng đúng lịch để bảo vệ sức khỏe cho bé.
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần thường xuyên đưa bé đi khám tổng quát định kỳ thường xuyên để chủ động chữa trị kịp thời nếu phát hiện bệnh.
Vắc xin viêm não Nhật Bản có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phòng bệnh cho trẻ ngay từ những năm tháng đầu đời.
Các bậc phụ huynh cần chú ý đưa trẻ đi tiêm theo đúng lịch và khám chuyên khoa nhi sớm sẽ ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh, giúp trẻ phát triển toàn diện và khỏe mạnh nhé.

Viêm não nhật bản tiêm mấy mũi

Theo khuyến cáo từ Bộ Y tế thì việc tiêm vắc-xin ngừa viêm não Nhật Bản phải thực hiện đầy đủ, nếu không tiêm đủ liều thì hiệu quả bảo vệ sẽ rất thấp.
Cụ thể như sau, nếu chỉ tiêm 1 mũi đầu tiên thì gần như không có hiệu lực bảo vệ, tiêm đủ 2 mũi hiệu lực bảo vệ đạt trên 80%, tiêm đủ 3 mũi thì hiệu lực bảo vệ đạt 90-95% trong khoảng 3 năm.
Do đó, phụ huynh nên chú ý và đưa trẻ đến tất cả cơ sở tiêm chủng để được tiêm.
Theo đó, trẻ từ 9 tháng tuổi đã có thể tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản, tùy theo từng loại vắc-xin.
Lịch tiêm trẻ từ 9 tháng tuổi đến dưới 18 tuổi:

  • Lịch tiêm viêm não Nhật Bản mũi 1: Tiêm càng sớm càng tốt ngay sau 1 tuổi
  • Lịch tiêm mũi 2: sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần
  • Lịch tiêm mũi 3: sau mũi 2 là 1 năm.
  • Lịch tiêm mũi 4: Sau 3-4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.

Người từ 18 tuổi trở lên:

  • Tiêm 1 mũi duy nhất.

Tiêm viêm não nhật bản có bị sốt không

Khi chuẩn bị đến lịch tiêm vắc-xin viêm não cho trẻ, các bậc phụ huynh thường thắc mắc về việc tiêm viêm não Nhật Bản mũi 1, 2 và tiêm mũi 3 có sốt không, có sưng tấy không?
Theo đó, đối với một loại vắc-xin cũng giống như với bất cứ loại thuốc nào đều có khả năng bị tác dụng phụ như sưng tấy, sốt,….
Khi có tác dụng phụ do tiêm vắc-xin, chúng thường không nghiêm trọng và sẽ tự động biến mất.
Các phản ứng nhẹ có thể gặp phải sau khi tiêm vắc-xin như:

  • Đau khi tiếp xúc, đỏ tấy hoặc sưng ở vị trí tiêm vắc-xin (tỷ lệ gặp khoảng 1/4).
  • Sốt, triệu chứng này thường gặp ở trẻ em hơn so với người lớn.
  • Đau đầu, đau cơ, dấu hiệu này thường gặp ở người trưởng thành.

Các vấn đề vừa và nghiêm trọng với vắc-xin là rất hiếm gặp như:

  • Tình trạng ngất xỉu có thể xảy ra sau bất cứ thủ thuật y tế nào, kể cả tiêm vắc-xin. Nên ngồi hoặc nằm nghỉ khoảng 15 phút giúp phòng tránh nguy cơ bị ngất xỉu và các chấn thương do té ngã.
  • Đau vai kéo dài và giảm phạm vi hoạt động của cánh tay được tiêm vắc-xin có thể xảy ra sau khi tiêm nhưng rất hiếm.
  • Phản ứng dị ứng như: nổi mề đay, sưng mặt và cổ, khó thở, tim đập nhanh, chóng mặt và yếu người rất hiếm khi xảy ra, nếu có hiện tượng dị ứng, nó thường xảy ra sau khi tiêm vắc-xin vài phút đến vài tiếng.
  • Phản ứng rối loạn chuyển hóa dinh dưỡng như: mất cảm giác thèm ăn hoặc bỏ bú,..
  • Phản ứng rối loạn da và mô dưới da thường hiếm gặp như: phát ban, mề đay, ban sần.

Lưu ý sau khi tiêm:

  • Sau khi tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản được 30 phút thì trẻ cần được theo dõi ở nơi tiêm chủng.
  • Về nhà, cha mẹ cần phải vệ sinh thân thể bé sạch sẽ để tránh tình trạng bị nhiễm trùng.
  • Không nên bôi hoặc là đắp bất cứ thứ gì vào chỗ tiêm để tránh trường hợp chỗ tiêm bị đau, nhiễm khuẩn,
  • Đo nhiệt kế đúng, chính xác để kiểm tra nhiệt độ cơ thể bé. Nếu như khi trong quá trình theo dõi thấy bé sốt cao trên 38,5 độ C thì cha mẹ hãy lau người bé bằng nước ấm và dùng thuốc theo như đơn bác sĩ kê.
  • Sau tiêm nên cho bé ăn uống đầy đủ các chất, bổ sung các thực phẩm sạch, tươi sống, an toàn vệ sinh; bổ sung thêm cho các khoáng chất, thực phẩm chức năng giàu bổ dưỡng để tăng sức đề kháng cho bé.

Giá vacxin viêm não nhật bản bao nhiêu tiền

Phụ huynh có thể tham khảo bảng giá vacxin dưới đây (trích từ bảng giá của viện viện Pasteur TP. HCM). Giá vacxin tại các cơ sở khác ở Hà Nội và TP. HCM cũng  gần tương tự như vậy:

  • Vaccine ngừa dại RABIPUR 0,1ml: 50.000
  • Vaccine ngừa dại RABIPUR 1ml: 190.000
  • Vaccine ngừa dại VERORAB- Psateur 0,1ml: 60.000
  • Vaccine ngừa dại VERORAB- Psateur 0,5ml: 175.000
  • Vaccine ngừa dại ABHAYRAB 0,5ml: 170.000
  • Vaccine ngừa uốn ván VAT ( Việt Nam): 30.000
  • Vaccine ngừa uốn ván TETAVAX: 70.000
  • Vaccine ngừa Ung thư cổ tử cung CERVARIX: 870.000
  • Vaccine ngừa Ung thư cổ tử cung GARDASIL 0,5ml: 1.350.000
  • Vaccine ngừa Viêm gan A AVAXIM 160 UI: 450.000
  • Vaccine ngừa Viêm gan A AVAXIM 80 UI: 350.000
  • Vaccine ngừa Viêm gan AEPAXAL: 450.000
  • Vaccine ngừa Viêm gan B ENGERIX B 1ml: 150.000
  • Vaccine ngừa Viêm gan B ENGERIX B: 0,5ml: 100.000
  • Vaccine ngừa Viêm gan B HEPAVAX GEN 0,5ml: 75.000
  • Vaccine ngừa Viêm gan B EUVAX 1 ml: 130.000
  • Vaccine ngừa Viêm gan B EUVAX: 0,5ml: 85.000
  • Vaccine ngừa Viêm gan A + B TWINRIX: 470.000
  • Vaccine ngừa Cúm VAXIGRIP 0,25ml: 180.000
  • Vaccine ngừa Cúm VAXIGRIP 0,5ml: 220.000
  • Vaccine ngừa Cúm INFLUVAX 0,5ml: 225.000
  • Vaccine ngừa Cúm FLUARIX SH 0,5ml: 200.000
  • Viêm phổi do Phế cầu PNEUMO 23: 330.000
  • Vaccine ngừa Thương hàn TYPHIM VI: 170.000
  • BH – UV – HO GÀ (vô bào) – BL TETRAXIM: 390.000
  • BH – UV – HO GÀ (vô bào) – BL- HIB PENTAXIM: 660.000
  • Vaccine viêm Não mô cầu MENINGO A+C: 170.000
  • Vaccine viêm Não mô cầu MENINGO B+C: 190.000
  • Viêm màng não mũ do Hib HIBERIX: 290.000
  • Viêm màng não mũ do Hib ACT- HIB: 320.000
  • BH – UV – HO GÀ – VN mũ HIB TETRACT – HIB: 220.000
  • BH – UV – HO GÀ – BL- HIB – VG INFARIX HEXA: 680.000
  • Viêm não Nhật bản B JEVAX 0,5ml: 60.000
  • Viêm não Nhật bản B JEVAX 1ml: 100.000
  • Vaccine ngừa Trái rạ VARILRIX: 410.000
  • Vaccine ngừa Trái rạ VARIVAX650.000
  • Vaccine ngừa Trái rạ VARICELLA: 545.000
  • Vaccine ngừa Sởi – Quai bị – Rubella PRIORIX: 170.000
  • Vaccine ngừa Sởi – Quai bị – Rubella TRIMOVAX: 170.000
  • Vaccine ngừa Sởi – Quai bị – Rubella MMR II: 170.000
  • Ngừa tiêu chảy trẻ em từ 2 – 6 tháng ROTARIX: 750.000
  • Ngừa tiêu chảy trẻ em từ 2 – 6 tháng ROTATEQ: 550.000

Vacxin viêm não nhật bản có mấy loại

Có 2 loại vắc xin phòng
Nếu tiêm Jevax (sản xuất tại Việt Nam) sẽ bắt đầu tiêm từ 1 tuổi, tiêm 2 mũi cách nhau 1-2 tuần, mũi thứ 3 nhắc lại sau 1 năm. Sau đó 3 năm nhắc lại 1 lần đến khi 15 tuổi.
Nếu tiêm Imojev (Sanofi Pasteur – Pháp) sẽ bắt đầu tiêm từ 9 tháng tuổi, tiêm 2 mũi cách nhau từ 1 đến 2 năm và kết thúc (tiêm 2 mũi xong không phải nhắc lại).
Nếu đã tiêm 3 mũi Jevax trở lên thì mũi tiếp theo có thể tiêm 1 liều Imojev và kết thúc.
Tùy vào tình hình vắc xin và nhu cầu của gia đình, bác sỹ sẽ tư vấn cụ thể trước khi cho chỉ định tiêm chủng. Vắc xin Imojev có thể tiêm cho người lớn với 1 liều duy nhất.

4.7/5 - (3 bình chọn)
xinhseo
xinhseo
Tôi là xinhseo yêu thích review chia sẻ, đánh giá mỹ phẩm và làm đẹp cho tất cả các bạn gái. Theo dõi tôi qua các bài viết hoặc hồ sơ trên mạng xã hội

Bài Viết Cùng Chuyên Mục

Bạn Có Thể Thích

Sữa rửa mặt Rice Milk có tốt không, tác dụng gì?

Rice Milk, hay còn gọi là sữa rửa mặt gạo, là một sản phẩm làm đẹp bình dân...

Kem Emoon trị gì, có tốt không, giá bao nhiêu tiền?

Bạn đang tìm kiếm giải pháp dưỡng da hiệu quả, an toàn và phù hợp với túi tiền?...

Kem HL

Kem HL nổi tiếng là "thần dược" làm trắng da cấp tốc, được đông đảo chị em tin...

Kem BL có tác dụng gì, giá bao nhiêu tiền?

Kem BL là một loại kem dưỡng da đang được nhiều chị em phụ nữ yêu thích trong...